Nhìn nhận vấn đế sáp nhập các ngân hàng

Lộ trình sáp nhập các ngân hàng đang được tiến hành khá rốt ráo khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố văn bản số 3651, trong đó nêu rõ Thống đốc Nguyễn Văn Bình chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập Habubank vào SHB, sau khi SHB đã trình đề án hôm 12/6.

Nhìn nhận vấn đế sáp nhập các ngân hàng, dưới góc độ của một ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agrriabnk bày tỏ: nên tìm lại với nhau để nâng cao sức mạnh.

Sau sự kiện sáp nhập 3 ngân hàng thương mại cổ phần là Tín Nghĩa, Đệ Nhất và Sài Gòn vào cuối năm 2011 trở thành ngân hàng SCB và mới đây là việc “hợp hôn” giứa Habubank với SHB, ông đánh giá như thế nào về hoạt động sáp nhập trên thị trường ngân hàng hiện nay?

Các ngân hàng cũng nhìn nhận việc sáp nhập là con đường đi tất yếu, khách quan, để đảm bảo sự cạnh tranh có hiệu quả, phục vụ chính lợi ích cổ đông cũng như lợi ích của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn thấy điều kiện có những điểm khó khăn: thứ nhất kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định vững chắc. Thứ hai, năng lực tài chính của thị trường, ngân hàng chưa khỏe nếu không muốn chưa nói có những ngân hàng còn yếu cho nên rất dễ bị tổn thương trước những biến động động của thị trường. Mặt nữa luật pháp của chúng ta một số điểm còn bất cập, ở đây để giải quyết vấn đề sắp xếp giải quyết nhiều liên quan đến hệ thống luật pháp khác, chứ không riêng gì hệ thống ngân hàng.

Chính vì vậy, quyết định của Chính phủ và của NHNN vừa qua là giải quyết từng bước trước hết là khoanh vùng những ngân hàng yếu kém về thanh khoản, quản trị làm trước. Cách làm này đúng và thực tiễn đã trả lời thị trường phản ứng rất tích cực. Theo thông tin tín hiệu từ thị trường, sự sắp xếp lại 3 ngân hàng vào cuối năm 2011 đã thành công bước đầu, cách làm này là hợp lý. Việc sáp nhập SHB, HBB là một cách  làm tất yếu mà tôi cho rằng đây là cách làm tương đối khôn ngoan.

Để hoạt động sáp nhập thật sự hiệu quả, theo ông các ngân hàng nên chuẩn bị những gì?

Tôi cho rằng trước khi sáp nhập cần tìm hiểu kỹ, như thế nó giải quyết tất cả các vấn đề theo thị trường, theo pháp luật và việc các ngân hàng đến với nhau sẽ không còn bị gò bó. Trước đây nhiều ngân hàng muốn sáp nhập như Vũng Tàu, Côn Đảo, Quế Đô, hay Nam Đô… rất khó làm bởi vì người ta thấy lúc đấy thị trường chứng khoán đang nóng, pháp luật chưa đủ. Hiện nay, các ngân hàng mong muốn sáp nhập đã tiên lượng được vài năm tới tình hình chứng khoán hóa chưa chắc được như những thời kỳ sốt cao nên họ tìm lại với nhau để có sức mạnh hơn.

Trong thời gian tới cần phải tăng cường giải pháp hỗ trợ gì từ phía NHNN, một số NHTM lớn để quá trình tái cơ cấu sáp xếp hợp  nhất thành công, thưa ông ?

Với góc độ ngân hàng thương mại, tôi nhận thấy chúng ta cần có chính sách thúc đẩy các ngân hàng tự nguyện sáp nhập một cách nhanh hơn, không nên chậm tiến tình này. Tất cả thực hiện theo nguyên tắc của thị trường nếu các ngân hàng không thực hiện được Chính phủ, NHNN cần có giải pháp có tính chất thông qua những luật pháp của Nhà nước, để tạo nên sức ép đẩy nhanh quá trình này.

Cũng có ý kiến, cho rằng cần thêm người, tăng vốn cho các NH nhỏ, quan điểm của ông về đề xuất này như thế nào?

Tùy từng trường hợp dưới sự chỉ đạo của NHNN sẽ có cách ứng xử phù hợp chứ không phải ngân hàng nào cũng vậy. Ví như SHB, Habubank thì không cần vì họ tự nguyện, thứ hai là vì lợi ích của họ. Họ bàn với nhau là chính và không cần can thiệp quá.

Tín hiệu thị trường đang đi đúng hướng, một quá trình như vậy không dễ dàng vì phải hợp nhất về quản trị, điều hành, thương hiệu, khách hàng, sự chia sẻ của khách hàng… muôn vàn khó khăn đối với các ngân hàng này. Như các định chế lớn Vietcombank, Agribank… cũng có nhiều khó khăn chứ không phải không có nên đều phải tự cải cách.

Bài liên quan

>> Habubank và những lợi ích sau khi hết nợ xấu

>> Việc sáp nhập giúp Habubank xoá nợ xấu

Bình luận về bài viết này